Thông tin chung

1. Lịch sử hình thành và phát triển

Cơ sở II, Trường Đại học lao động – Xã hội được thành lập ngày 27/12/1976 với tên gọi: Trường Trung học Lao động - Tiền lương II theo Quyết định số 333/LĐ-QĐ ngày 27/12/1976 của Bộ trưởng Bộ Lao động (nay là Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội).

Năm 1992 đổi tên thành Trường Trung học Kinh tế Lao động & Bảo trợ Xã hội.

Năm 2002 đổi thành Trường Trung học Lao động - Xã hội.

Ngày 15/12/2006, Bộ trưởng Bộ LĐTB & XH ra Quyết định số 1906/QĐ-LĐTBXH sáp nhập Trường thành Cơ sở II, Trường đại học Lao động - Xã hội.

2. Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng: Đào tạo nhân lực trình độ cử nhân các khối ngành kinh tế, xã hội; nghiên cứu và ứng dụng khoa học phục vụ giáo dục, đào tạo và phát triển kinh tế - xã hội

- Nhiệm vụ

+ Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển Nhà trường qua từng giai đoạn, kế hoạch hoạt động hàng năm trình Bộ phê duyệt.

+ Tổ chức đào tạo nhân lực trình độ cử nhân; tổ chức quá trình đào tạo, thi đánh giá kết quả học tập, cấp văn bằng, chứng chỉ đối với người học theo quy định.

+ Tham gia quá trình tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng của cơ quan có thẩm quyền.

+ Tổ chức tuyển sinh và quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người học; thực hiện chính sách xã hội đối với người học thuộc diện được hưởng chính sách xã hội ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

+ Hợp tác, liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục trong nước và quốc tế.

+ Hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho Trường.

+ Xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo của Trường. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của Nhà nước và của Bộ.

+ Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan theo quy định của pháp luật.Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Bộ Giáo dục, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội giao theo quy định của pháp luật.

3. Các danh hiệu đạt được

- Huân chương Lao động hạng III năm 1996

- Huân chương Lao động hạng II năm 2004

- Hai lần được Chính phủ tặng bằng khen

- Cờ luân lưu của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội 3 năm liền 2003, 2004, 2005

- Đảng bộ Nhà trường được công nhận là Đảng bộ trong sạch, vững mạnh nhiều năm liền.

- Công đoàn Trường được công nhận là CĐ cơ sở vững mạnh, xuất sắc nhiều năm. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: 3 năm liền được tặng cờ thi đua XHCN; được tặng nhiều bằng khen của TW Đoàn và UBND tỉnh/thành phố.

4. Định hướng phát triển

- Phát triển Cơ sở thành Trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học.

- Đào tạo trình độ từ đại học đến tiến sĩ.

5 Các giá trị cốt lõi:

  • Chuyên nghiệp
  • Sáng tạo
  • Hội nhập

6 Sứ mạng:

Trường Đại học Lao động - Xã hội là cơ sở giáo dục đại học công lập duy nhất của ngành LĐTBXH trong đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao theo định hướng ứng dụng với thế mạnh là các ngành Quản trị nhân lực, Công tác xã hội, Bảo hiểm, Kế toán và Quản trị kinh doanh; là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế - lao động – xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành, đất nước và hội nhập quốc tế.

7 Tầm nhìn:

Đến năm 2030, Trường Đại học Lao động – xã hội trở thành trường đại học hang đầu Việt Nam trong ngành đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao thuộc lĩnh vực lao động – xã hội có kỹ năng thực hành nghề nghiệp thành thạo, năng động, sang tạo trong công việc, đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực; trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế có uy tín trong khu vực ASEAN.

Thống kê truy cập
  • Đang trực tuyến
    :  
  • Hôm nay
    :  
  • Hôm qua
    :  
  • Lượt truy cập
    :  
Hotline