1. GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ
Tiền thân là Bộ môn Quản trị Kinh doanh, Khoa Quản trị Kinh doanh được thành lập từ năm 2007. Sau hơn 10 năm hoạt động, Khoa Quản trị kinh doanh đã có những bước phát triển mạnh về cả số lượng và chất lượng trên mọi lĩnh vực.
Hiện nay, Khoa thành lập 03 bộ môn:
- Bộ môn Quản trị Chiến lược
- Bộ môn Quản trị Marketing
- Bộ môn Kinh doanh Quốc tế
2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
Khoa Quản trị kinh doanh là đơn vị thuộc Cơ sở II, Trường Đại học Lao động – Xã hội, có chức năng tham mưu cho Giám đốc về xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng kiến thức lĩnh vực Quản trị kinh doanh; quản lý công tác chuyên môn và quản lý sinh viên theo trách nhiệm và thẩm quyền.
1. Xây dựng chương trình đào tạo; tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức quá trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức thuộc lĩnh vực Quản trị kinh doanh theo quy định và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Cơ sở II;
2. Đề xuất việc mở ngành và duy trì đào tạo ngành thuộc lĩnh vực Quản trị kinh doanh;
3. Xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ hợp tác với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ;
4. Phối hợp với các đơn vị có liên quan về việc liên hệ và tổ chức cho sinh viên, giảng viên đi thực tập, trải nghiệm thực tế;
5. Chịu trách nhiệm về nội dung, phương pháp dạy học, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt chuyên môn;
6. Biên soạn chương trình, giáo trình và các tài liệu phục vụ dạy học. Phối hợp với các phòng, khoa liên quan tổ chức nghiên cứu, cải tiến phương pháp dạy học;
7. Đề xuất mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập, thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và các thiết bị khác theo quy định;
8. Thực hiện công tác giáo vụ khoa theo quy định; làm thủ tục đề nghị thanh toán chế độ cho cán bộ giảng dạy, kiêm giảng, thỉnh giảng thuộc đơn vị quản lý theo quy định hiện hành;
9. Phối hợp với phòng Công tác sinh viên và các đơn vị có liên quan trong việc quản lý, giáo dục sinh viên và công tác cố vấn học tập;
10. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ theo nhu cầu xã hội;
11. Thực hiện kế hoạch chung của Cơ sở II về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và giáo vụ khoa;
12. Quản lý lưu trữ dữ liệu và hồ sơ các hoạt động của Khoa;
13. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và các trang thiết bị được giao theo quy định;
14. Phối hợp thực hiện trong công tác tuyển sinh, quản lý nhân sự, quản lý chất lượng …; Quản lý các câu lạc bộ học thuật.
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
3. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, GIẢNG VIÊN
3.1. Hội đồng khoa học
Hội đồng khoa học của Khoa là tổ chức tư vấn Trưởng khoa trong việc tổ chức các công tác nghiên cứu khoa học và đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học trong Khoa. Để đảm bảo tính khách quan, Hội đồng Khoa học Khoa được thành lập gồm 07 thành viên, trong đó có 02 thành viên là các Tiến sĩ thuộc các Trường Đại học đóng trên địa bàn TP.HCM.
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
(Theo QĐ số: 92/QĐ-CSII, ngày 01/03/2019 của Giám đốc CSII, Trường ĐH Lao động Xã hội)
1. TS. Đỗ Thị Hoa Liên Chủ tịch
2. ThS. Lê Thị Út Thư ký
3. TS. Nguyễn Văn Tuyên Thành viên
4. TS. Bảo Trung Thành viên
5. TS. Trần Thanh Toàn Thành viên
6. ThS. Phạm Đình Dzu Thành viên
7. ThS. Bùi Hoàng Ngọc Thành viên
3.2 Đội ngũ giảng viên
Hiện nay, Khoa Quản trị kinh doanh có 12 giảng viên cơ hữu, gồm 03 Tiến sĩ, 04 Nghiên cứu sinh, 04 thạc sĩ và 01 giảng viên đang học Cao học, là những giảng viên có trình độ chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, tâm huyết và trách nhiệm trong giảng giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Trong đó, nhiều giảng viên của Khoa đã từng kinh qua các công tác quản lý thực tế tại các đơn vị kinh doanh, đây là những kinh nghiệm thực tế sẽ được truyền đạt giúp sinh viên tiếp cận nhanh và thực tế hóa chuyên ngành được đào tạo.
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
1 |
Trưởng khoa: TS. Đỗ Thị Hoa Liên Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Phụ trách chung; phụ trách khoa học - đào tạo Các học phần phụ trách:
|
|
2 |
Trưởng BM Kinh tế học (Theo cơ cấu tổ chức cũ) TS. Nguyễn Văn Tuyên Chuyên ngành: Kinh tế học Các học phần phụ trách:
|
|
3 |
Phụ trách BM Quản trị (Theo cơ cấu tổ chức cũ) ThS (NCS). Phạm Đình Dzu Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Các học phần phụ trách: - Quản trị chất lượng - Quản trị Marketing - Kỹ năng làm việc và Quản trị nhóm |
|
4 |
P. Trưởng BM Quản trị (Theo cơ cấu tổ chức cũ) ThS. Lê Thị Út Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Các học phần phụ trách: - Quản trị học - Quản trị chiến lược - Văn hóa doanh nghiệp |
|
5 |
Giảng viên TS. Hoàng Thị Bích Diên Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Các học phần phụ trách: - Kỹ năng lãnh đạo và ra quyết định kinh doanh - Hệ thống thông tin quản trị - Thương mại điện tử - Kỹ năng quản trị và phát triển bản thân |
|
6 |
Giảng viên ThS (NCS). Bùi Hoàng Ngọc Chuyên ngành: Kinh tế học Các học phần phụ trách: - Lý thuyết tổ chức - Quản trị chuỗi cung ứng |
|
7 |
Giảng viên ThS (NCS). Lê Thị Minh Tuyền Chuyên ngành: Kinh tế học Các học phần phụ trách: - Kinh tế vĩ mô - Quản trị truyền thông
|
|
8 |
Giảng viên ThS (NCS). Hồ Trần Quốc Hải Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Các học phần phụ trách: - Kinh tế vi mô - Marketing căn bản - Kỹ năng soạn văn bản quản trị và kinh doanh |
|
9 |
Giảng viên ThS. Bùi Thị Oanh Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Các học phần phụ trách: - Kinh tế vi mô - Logistics - Quản trị học |
|
10 |
Giảng viên ThS. Trương Hoàng Chinh Chuyên ngành: Kinh tế Các học phần phụ trách: - Kinh tế vĩ mô - Công ty đa quốc gia và chiến lược kinh doanh toàn cầu - Thị trường thế giới và kinh doanh xuất nhập khẩu |
|
11 |
Giảng viên ThS. Đinh Thị Mừng Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Các học phần phụ trách: - Kinh tế quốc tế - Marketing căn bản - Khởi sự và tinh thần kinh doanh |
|
12 |
Giảng viên CN (Cao học)Trần Thị Hoàng Ngân Chuyên ngành Quản trị kinh doanh Các học phần phụ trách: - Marketing căn bản - Quản trị sự thay đổi |
|
4. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành theo Quyết định số 1711/QĐ-ĐHLĐXH ngày 03 tháng 8 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Lao động – Xã hội)
4.1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh trình độ đại học nhằm đào tạo sinh viên trở thành cử nhân Quản trị Kinh doanh có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức và sức khỏe tốt; có tư duy kinh tế, kinh doanh tổng hợp; hiểu biết cả về lý luận và thực tiễn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực quản trị kinh doanh; có khả năng vận dụng những kiến thức về quản trị doanh nghiệp, quản lý kinh tế để triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh; tạo lập và phát triển doanh nghiệp góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mục tiêu cụ thể
Về kiến thức
Chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh trang bị những kiến thức khoa học xã hội, tự nhiên làm cơ sở; kiến thức về Kinh tế - Tài chính, Quản trị làm nền tảng; kiến thức cần thiết về ngoại ngữ, công nghệ thông tin và những kiến thức chuyên ngành về quản trị kinh doanh như: Quản trị chiến lược; Quản trị nguồn nhân lực; Quản trị dự án đầu tư; Quản trị tài chính doanh nghiệp; Quản trị chất lượng; Quản trị marketing; ... nhằm trang bị cho sinh viên đủ năng lực để thực hiện tốt các công việc đảm nhận, phát triển được năng lực quản trị các tổ chức trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Về kỹ năng
Chương trình đào tạo quản trị kinh doanh rèn luyện cho người học các phẩm chất cần có của doanh nhân để làm việc một cách hiệu quả trong môi trường kinh doanh hội nhập quốc tế; có kỹ năng nhận định và phân tích tình huống, xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và khả năng ra quyết định để giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn kinh doanh.
Chương trình cũng góp phần hình thành và phát triển các kỹ năng làm việc độc lập; kỹ năng phối hợp, tổ chức, điều hành hoạt động theo nhóm một cách hiệu quả. Phát triển các các kỹ năng giao tiếp, đàm phán và quan hệ với công chúng. Chú trọng phát triển khả năng sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh và quản trị kinh doanh.
Về phẩm chất, đạo đức
Xây dựng ý thức trách nhiệm công dân, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong làm việc chuyên nghiệp. Chú trọng xây dựng ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và của nơi làm việc; Có trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao của một nhà quản trị; Tạo dựng tinh thần đổi mới, năng động trong hoạt động nghề nghiêp, có nếp sống lành mạnh, tự tin và cầu thị; có tinh thần phục vụ cộng đồng, hợp tác, thân thiện với đồng nghiệp và mọi người.
Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Quản trị kinh doanh có thể trở thành các chuyên viên làm việc tại các phòng, ban chức năng của tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp hoặc tư vấn cho các nhà quản lý các cấp trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Tùy khả năng và điều kiện cụ thể, cử nhân Quản trị kinh doanh có thể trở thành các doanh nhân hay giám đốc điều hành chuyên nghiệp ở tất cả các loại hình tổ chức kinh doanh trong nước và nước ngoài. Một bộ phận sinh viên tốt nghiệp có thể làm công tác giảng dạy và nghiên cứu về quản trị kinh doanh tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
Trình độ ngoại ngữ và tin học:
Trình độ tiếng Anh tối thiểu TOEIC 450 hoặc các bài thi quốc tế có qui đổi tương đương; sử dụng thành thạo tin học văn phòng, có khả năng ứng dụng một số phần mềm tin học trong quản trị kinh doanh.
4.2. CẤU TRÚC KIẾN THỨC CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
|
5.1. Hội thảo khoa học
Hàng năm Khoa đăng ký và tổ chức 02 hội thảo khoa học với chủ đề phong phú để các giảng viên trao đổi, học hỏi, cập nhật những kiến thức mới nhằm mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Hội thảo do Khoa tổ chức đã có nhiều bài viết của các giảng viên, nhà khoa học trong và ngoài trường, cùng đại diện các doanh nghiệp như Hội thảo “Phát triển bền vững Du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong mối liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”; “Nâng cao năng lực NCKH đối với giảng viên trẻ tại cơ sở II, Trường Đại học Lao động – Xã hội”; “Đào tạo gắn kết với doanh nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư”; “Khởi nghiệp Đổi mới, sáng tạo trong sinh viên”; “Đề xuất giải pháp, chính sách xây dựng và thực hiện hệ sinh thái khởi nghiệp trong thanh niên tỉnh Bến Tre”.
5.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên
Từ năm 2016, giảng viên trong khoa tích cực tham gia NCKH với các hoạt động như tham gia biên soạn giáo trình, bài giảng và thực hiện nhiều đề tài khoa học cấp Tỉnh, cấp Trường, viết các bài báo khoa học:
- Chủ biên 01 Giáo trình chuyên ngành QTKD;
- Biên soạn 03 bài giảng;
- Chủ nhiệm 02 nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh tại tỉnh Bình Phước và tỉnh Bến Tre;
- Chủ nhiệm 05 đề tài NCKH cấp Trường đã được nghiệm thu;
- Thành viên bài viết được đăng trên Tạp chí Khoa học thuộc danh mục Scopus; bài báo quốc tế có chỉ số ISSN;
- Hàng năm các giảng viên trong khoa có nhiều bài viết được đăng ở các Tạp chí khoa học và các Hội thảo quốc tế, quốc gia tổ chức trong nước;
- Hàng năm giảng viên Khoa QTKD hướng dẫn nhiều nhóm sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và đạt kết quả tốt.
6. HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THỂ
- Chi bộ: Hàng năm chi bộ Quản trị kinh doanh – Ngoại ngữ và Bảo hiểm luôn đạt danh hiệu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Công đoàn: Công đoàn viên Khoa Quản trị kinh doanh tham gia tích cực vào các hoạt động do Công đoàn Trường tổ chức.
- Đoàn thanh niên: Chi Đoàn khoa tích cực trong các hoạt động thanh niên của Khoa, của Trường.
7. HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN
Hàng năm sinh viên chuyên ngành QTKD đăng ký và thực hiện nhiều hoạt động NCKH như: Mỗi năm ít nhất có 05 nhóm sinh viên đăng ký đề tài NCKH, nhiều sinh viên tham gia các cuộc thi, các cuộc tọa đàm chuyên đề trong và ngoài trường, nhằm củng cố, nâng cao kiến thức và kỹ năng.
Sinh viên Khoa QTKD tích cực tham gia các hoạt động Đoàn, Hội.
Thông tin các hoạt động năm 2018 và 2019 của Khoa QTKD:
Chương trình: Hành trình Từ Trái Tim - Hành trình Lập chí Vĩ đại – Khởi nghiệp Kiến Quốc
Chương trình: Tọa đàm “Ý tưởng, lập kế hoạch kinh doanh cùng những kỹ năng mềm cho sinh viên”
Chương trình: Tọa đàm và hội thảo khoa học tại bến tre
Hội thảo, nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học