Phát biểu khai mạc tại hội nghị trực tuyến ASCC lần thứ 24 chiều 6-11, Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung, Phó chủ tịch Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020, Chủ tịch Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN (ASCC) đã nhấn mạnh trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 này, Việt Nam đã đề xuất những sáng kiến và những ưu tiên trong các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, tăng cường công tác xã hội cho tầm nhìn 2025.
Ngày 4/11/2020, tại TP.HCM, Cục Bảo trợ xã hội - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã phối hợp với UNICEF và UNFPA cùng một số đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo góp ý xây dựng Đề án phát triển công tác xã hội giai đoạn 2012 – 2030 và Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa và cộng đồng giai đoạn 2012 – 2030.
Tại Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Lao động ASEAN +3 lần thứ 11 với chủ đề “Thúc đẩy tính cạnh tranh, chủ động thích ứng và linh hoạt của người lao động ASEAN trong tương lai việc làm”, diễn ra chiều 28/10, Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Việt Nam Đào Ngọc Dung nhấn mạnh "Việt Nam mong muốn sự hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN và ASEAN+3 không ngừng được thúc đẩy hướng tới xây dựng một lực lượng lao động ASEAN mang tính cạnh tranh, chủ động thích ứng và linh hoạt trong tương lai việc”.
Ngày 16/10, tại TP. HCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức “Diễn đàn hợp tác và đầu tư trong giáo dục”. Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc chủ trì Diễn đàn.
Sáng 16/10, tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức khai mạc vòng sơ khảo và họp các Hội đồng đánh giá và xét giải vòng sơ khảo Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2020.
Ngày 9/5, tại TP.HCM, Trường Đại học Lao động - Xã hội cơ sở II đã tổ chức chương trình Hội thảo Quốc gia với chủ đề “Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến quan hệ lao động và chất lượng việc làm trong doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hiện nay”. Tại buổi hội thảo, các đại biểu được nghe báo cáo tham luận “Đào tạo nguồn nhân lực thời kỳ cách mạng 4.0 - Từ đường lối của Đảng đến việc triển khai thực hiện của Nhà nước” do T.S Phạm Ngọc Thành trình bày.
Nhiều vấn đề liên quan đến lĩnh vực pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài cần được điều chỉnh, sửa đổi các quy định có liên quan của các Hiệp định tương trợ tư pháp.
(LĐXH) - Sáng ngày 9/5/2019, tại TP.HCM, Trường Đại học LĐ – XH cơ sở II đã tổ chức chương trình Hội thảo Quốc gia “ Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến quan hệ lao động và chất lượng việc làm trong doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hiện nay”.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung cần nhân lực trình độ cao, trong khi chất lượng sau đào tạo lại thấp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút đầu tư cũng như thịtrường lao động.
Ngày 1/3, tại TP.HCM, Trường Đại học Lao động – Xã hội (CS II) phối hợp với các tỉnh Quảng Ngãi, An Giang, Bến Tre, TP.HCM tổ chức Lễ trao bằng cho 551 tân cử nhân hệ vừa làm vừa học năm 2018.
GD&TĐ - Xu hướng đổi mới GD ĐH theo hướng tự chủ - tự chịu trách nhiệm là một đòi hỏi tất yếu và cấp thiết. Quyền tự chủ ĐH cũng đã có quy định trong Luật GD ĐH. Tuy nhiên, trong 420 trường ĐH, CĐ cả nước hiện nay, mới chỉ có 12 trường đang bắt đầu thí điểm cơ chế tự chủ, như vậy là chưa theo kịp xu thế đổi mới.