NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

16:40, 14/10/2024
325
0

Theo Quyết định số 597/QĐ-CSII ngày 09 tháng 09 năm 2024 của Giám đốc cơ sở II, Trường Đại học Lao động – Xã hội về việc thành lập hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên năm 2024. Đề tài: “Đánh giá về tác động của môi trường học tập đến hành vi học tập của sinh viên Trường ĐH Lao động – Xã hội CSII”. Đề tài được nhóm nghiên cứu thực hiện, gồm:

1. SV. Chìu Bôi Minh – Lớp Đ21KD3 – Chủ nhiệm

2. SV. Trần Thị Thủy Tiên – Lớp Đ21KD3 – Thư ký

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Thị ÚT

Ngày 17/09/2024, tại phòng họp 02.B3, Hội đồng nghiệm thu đã tổ chức nghiệm thu đề tài trên, kết quả đề tài đã được nhóm nghiên cứu trình bày và báo cáo trước hội đồng với kết quả đạt được xếp loại Tốt.

Từ lý thuyết và lược khảo các công trình nghiên cứu liên quan, nhóm tác giả nghiên cứu cho thấy tất cả 5 nhân tố của môi trường học tập tác động đến hành vi học tập của sinh viên là : Cơ sở vật chất; Tài liệu học tập, sách giáo trình và các công cụ học tập khác; Chương trình đào tạo; Phương pháp giảng dạy và các hoạt động học tập; Sự tự giác của sinh viên trong quá trình học.

Đa phần các bạn sinh viên được khảo sát đều cho rằng các nhân tố trên đều ảnh hưởng nhiều đến việc học của họ. Tất cả các nhân tố trên đều có các vai trò ảnh hưởng đến hành vi học tập của sinh viên và có thể sẽ tác động tích cực nếu sinh viên tận dụng tối đa công dụng của các yếu tố này và ngược
lại Có 2 nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến hành vi học là Cơ sở vật chất và sự tự giác của sinh viên trong quá trình học. Theo như kết quả khảo sát thì các SV cho rằng 2 yếu tố này là nền tảng cốt lõi để hình thành một môi trường học tập hiệu quả và thúc đẩy sự chủ động trong học tập của sinh viên. Cơ sở
vật chất tốt đóng vai trò then chốt trong việc tạo nên một môi trường học tập tích cực và hiệu quả, giúp sinh viên phát triển tốt toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng và sức khỏe. Ngoài ra nếu cơ sở vật chất tốt nhưng sinh viên không có tự giác thì cũng sẽ chẳng thể

có kết quả tốt trong việc học. Sự tự giác của sinh viên trong suốt quá trình học đóng một vai trò vô cùng quan trọng vì nó giúp họ trở thành những cá nhân tự tin, trách nhiệm và có khả năng thích ứng tốt
trong môi trường học tập và làm việc.

Không chỉ có hai nhân tố này của môi trường học tập ảnh hưởng đến hành vi học tập mà cũng còn có các nhân tố khác như Phương pháp giảng dạyvà các hoạt động học tập, Chương trình đào tạo và Tài liệu, công cụ là một phần không thể thiếu của môi trường học tập tác động lên hành vi học tập của sinh viên. Các yếu tố trên đều có những vai trò và lợi ích khác nhau và cũng tác động đến hành vi học tập của mỗi người sinh viên. Vì vậy, sinh viên cần phải cân bằng các nhân tố trên sao cho hợp lý để có thể đạt được những kết quả như ý muốn.

Bài nghiên cứu tuy đã đưa giả thuyết và giải quyết được về việc đánh giá được tác động của môi trường học tập đến hành vi học tập của sinh viên, nhưng còn nhiều sự thiếu sót về trong việc khảo sát thực tế và đưa kết quả nghiên cứu, mang lại hiệu quả nghiên cứu không cao. Cụ thể như:

Về mô hình nghiên cứu: Bài nghiên cứu được dựa trên lý thuyết và cácnghiên cứu trước đó tuy nhiên có thể còn nhiều vấn đề chưa đưa ra, chưa bao hàm hết các vấn đề của môi trường học tập vì thế tác động của nó lên hành vi học tập chỉ là phần nhỏ.

Về kích thước mẫu thu thập: Do nguồn lực, thời gian và tài chính có hạn nên số lượng mẫu thu được bị hạn chế vì thế chỉ thu được 151 mẫu. Điều này nên được xem xét trong các nghiên cứu sau để thu được kích thước mẫu cao hơn để đánh giá tổng thể tốt hơn

Về các số liệu được khảo sát: Vì cuộc khảo sát được thực hiện online thông qua Google forms trong một thời gian ngắn nên có thể chưa phản ánh hết được ảnh hưởng của môi trường học tập đến hành vi học tập của sinh viên. Các bài nghiên cứu trong tương lai nên được khảo sát lâu hơn và nhiều hình thức
khác nhau.

Hội đồng nghiệm thu đã đưa ra các ý kiến nhận xét và phản biện để nhóm tác giả tiếp tục hoàn thiện đề tài. Kết quả của đề tài được chỉ ra có thể được sử dụng để tham khảo đối với các nhà nghiên cứu, các giảng viên, sinh viên trong nhà trường. Hội đồng đã đưa ra kết luận đồng ý nghiệm thu đề tài sau khi nhóm tác giả hoàn tất các chỉnh sửa theo biên bản góp ý của hội đồng.

Và cũng trong ngày 17/09/2024, tại phòng họp 02.B3, Theo Quyết định số 595/QĐ-CSII ngày 09 tháng 09 năm 2024 của Giám đốc cơ sở II, Trường Đại học Lao động – Xã hội về việc thành lập hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên năm 2024. Đề tài: “Căng thẳng gia đình, học tập đến kết quả học tập của sinh viên Trường ĐH Lao động – Xã hội CSII”. Đề tài được nhóm nghiên cứu thực hiện, gồm:

1. SV. Võ Thị Thảo Ly – Lớp Đ21KD2 – Chủ nhiệm

2. SV. Nguyễn Thị Cẩm Thúy – Lớp Đ21KD2 – Thư ký

3. SV. Nguyễn Thị Bích Phương – Lớp Đ21KD2 – Thành viên

4. SV. Hà Thị Thanh Bích – Lớp Đ21KD2 – Thành viên

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Minh Hoàng

Hội đồng nghiệm thu đã tổ chức nghiệm thu đề tài trên, kết quả đề tài đã được nhóm nghiên cứu trình bày và báo cáo trước hội đồng với kết quả đạt được xếp loại khá.

Từ lý thuyết và lược khảo các công trình nghiên cứu liên quan, nhóm tác giả nghiên cứu cho thấy ngành HTTT và Kế toán chiếm tỷ lệ tương đối lớn về mức độ căng thẳng tại CSII, Trường ĐH Lao động – Xã hội. Đáng chú ý nhất, ngành QTKD là ngành chiếm tỷ lệ cao nhất, phản ánh mức độ áp lực rất lớn mà sinh viên ngành này phải đối mặt. Số liệu cũng cho thấy, sinh viên năm ba và năm cuối đang đối mặt với nguy cơ căng thẳng cao. Từ kết quả khảo sát về yếu tố gia đình, cho thấy gánh nặng về tài chính, tiền bạc, chi tiêu là yếu tố quyết định nhất gây ra căng thẳng cho sinh viên. Yếu tố làm việc nhóm không hiệu quả, xảy ra mâu thuẫn là yếu tố có lượt lựa chọn nhiều nhất dẫn đến căng thẳng cho sinh viên.

Hạn chế của đề tài: Thời gian nghiên cứu và thực hiện khảo sát ngắn; chưa nêu ra được phương pháp cụ thể thật sự quan trọng để khai thác ý nghĩ; giới hạn trong sinh viên của CSII.

Hội đồng nghiệm thu đã đưa ra các ý kiến nhận xét và phản biện để nhóm tác giả tiếp tục hoàn thiện đề tài. Kết quả của đề tài được chỉ ra có thể được sử dụng để tham khảo đối với các nhà nghiên cứu, các giảng viên, sinh viên trong nhà trường. Hội đồng đã đưa ra kết luận đồng ý nghiệm thu đề tài sau khi nhóm tác giả hoàn tất các chỉnh sửa theo biên bản góp ý của hội đồng.

Người viết : Khoa QTKD
Ý kiến bạn đọc

Các tin khác

Danh Mục
Thống kê truy cập
  • Đang trực tuyến
    :  
  • Hôm nay
    :  
  • Hôm qua
    :  
  • Lượt truy cập
    :