NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA BẢO HIỂM – TÀI CHÍNH “TÁC ĐỘNG CỦA CÚ SỐC ĐẾN THU NHẬP VÀ CHI TIÊU CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN VIỆT NAM”

14:38, 02/10/2024
206
0

​Theo Quyết định số 841/QĐ-CSII ngày 05 tháng 12 năm 2023 của Giám đốc cơ sở II, Trường Đại học Lao động – Xã hội về việc giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của sinh viên năm 2024 và cử giảng viên hướng dẫn nghiên cứu đề tài: “Tác động của cú sốc đến thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình nông thôn Việt Nam”. Đề tài được nhóm nghiên cứu thực hiện, gồm:

1. SV. Lê Bùi Phương Thái – Lớp Đ22BT1 – Chủ nhiệm

2. SV. Nguyễn Thị Ngọc An – Lớp Đ22BT1 – Thư ký

3. SV. Lê Thanh Thảo Nguyên – Lớp Đ22BT1 – Thành viên

4. SV. Lương Quỳnh Nhung – Lớp Đ22BT1 – Thành viên

5. SV. Nguyễn Duy Đông – Lớp Đ22TN – Thành viên

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trương Anh Tuấn

Ngày 09 tháng 09 năm 2024, Phó hiệu trưởng - Giám đốc cơ sở II, Trường Đại học Lao động – Xã hội đã ban hành Quyết định số 596/QĐ-CSII về việc thành lập Hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu của sinh viên năm 2024, gồm các ông, bà:

1. ThS. Nguyễn Thị Hải Âu - PTBM, Chủ tịch hội đồng

2. ThS. Phạm Thị Hằng - Giảng viên khoa BH – TC, Thư ký

3. ThS. Lã Văn Đoàn - Giảng viên khoa BH – TC, Phản biện 1

4. ThS. Nguyễn Thị Ngọc Quý - Giảng viên khoa BH – TC, Phản biện 2

5. ThS. Nông Thị Luyến - Giảng viên khoa BH – TC, Thành viên

2_10_2024_2

Hội đồng nghiệm thu chúc mừng thành viên đề tài nghiên cứu

Ngày 13 tháng 9 năm 2024, tại Hội trường B3 – 03 của Cơ sở 2 Trường Đại học Lao động – Xã hội, SV. Lê Bùi Phương Thái – Chủ nhiệm đề tài đại diện nhóm nghiên cứu báo cáo tóm tắt nội dung đề tài và đề xuất nhà trường tiếp tục cho phép triển khai kết quả nghiên cứu đề tài vào trong thực tiễn. Sau đó, Hội đồng nghiệm thu đề tài đã đưa ra những nhận xét, đóng góp ý kiến. Hội đồng cho rằng, đây là một đề tài mới, không trùng lắp, có tính ứng dụng thực tiễn cao, đề tài đã xác định được ảnh hưởng của cú sốc đến thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình nông thôn ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng đã đề xuất một số giải pháp và hàm ý chính sách để giảm thiểu tác động của cú sốc đến đời sống của các hộ gia đình ở Việt Nam. Đây được coi là một trong những nghiên cứu có cả đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, đề tài còn một số hạn chế như lỗi kỹ thuật, phần lược thảo các nghiên cứu trước đây chưa trình bày theo tiến trình lịch sử nghiên cứu. Phần nội dung tính cấp thiết của đề tài, phạm vi và đối tượng nghiên cứu chưa được trình bày chi tiết. Vì vậy cần được chỉnh sửa, bổ sung theo đúng quy định. Đề tài có thể ứng dụng trong hoạt động giảng dạy và trong đời sống thực tế để đề phòng và hạn chế rủi ro.

Nhóm nghiên cứu nghiêm túc tiếp nhận ý kiến góp ý của Hội đồng nghiệm thu để hoàn chỉnh đề tài.

 

Người viết : ThS. Lã Văn Đoàn
Ý kiến bạn đọc

Các tin khác

Danh Mục