Ngày 2/11/2024 vừa qua, tại Phòng họp H2, Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường đề tài “Ảnh hưởng của làm thêm đến việc học tập của sinh viên tại Cơ sở II Trường Đại học Lao động – Xã hội”.
Căn cứ theo Quyết định số 2211/QĐ-ĐHLĐXH của Hiệu trưởng Trường Đại học Lao động – Xã hội ban hành ngày 15/11/2024 về việc giao đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2024 và cử các Ban chủ nhiệm, đề tài “Ảnh hưởng của làm thêm đến việc học tập của sinh viên tại Cơ sở II Trường Đại học Lao động – Xã hội” được giao cho Ban chủ nhiệm sau:
1. ThS. Nguyễn Thị Hoài Anh, Giảng viên khoa Công tác xã hội – Chủ nhiệm
2. ThS. Hoàng Lan Anh, Giảng viên khoa Công tác xã hội - Thư ký
3. ThS. Vũ Thị Thu Huyền, Giảng viên khoa Công tác xã hội – Thành viên
Theo Quyết định số ……………/QĐ-CSII của Giám đốc Trường Đại học Lao động – xã hội (CSII) ban hành ngày …………………, Hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học “Ảnh hưởng của làm thêm đến việc học tập của sinh viên tại Cơ sở II Trường Đại học Lao động – Xã hội” bao gồm:
1. TS. Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Công tác xã hội – Chủ tịch
2. CN Nguyễn Thị Mỹ, Chuyên viên Phòng QLCL-KH&HT – Thư ký
3. – Phản biện 1
4. TS. Huỳnh Công Du, Giảng viên khoa Công tác xã hội – Phản biện 2
5. ThS. Vũ Thị Minh Phương, Giảng viên khoa Công tác xã hội – Thành viên
Tại buổi nghiệm thu, ThS. Nguyễn Thị Hoài Anh - Chủ nhiệm đề tài đại diện nhóm nghiên cứu báo cáo tóm tắt nội dung và những kết quả đạt được. Hội đồng nghiệm thu đánh giá đề tài có cấu trúc logic, làm rõ được các nội dung về ảnh hưởng làm thêm đến việc học tập của sinh viên tại Đại học Lao động – Xã hội (CSII). Là một trường đại học có số lượng lớn sinh viên ngoại tỉnh, trong đó không ít sinh viên xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Đối với sinh viên Đại học Lao động – Xã hội, việc đi làm thêm không chỉ là một lựa chọn mà còn là một nhu cầu thiết yếu để trang trải chi phí học tập và sinh hoạt. Bên cạnh đó, làm thêm còn mang lại cơ hội tích lũy kinh nghiệm thực tế, giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng mềm và hiểu rõ hơn về môi trường lao động trước khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, việc này cũng đặt ra những thách thức lớn trong việc cân bằng giữa học tập và làm việc, ảnh hưởng tích cực và tiêu cực không nhỏ đến kết quả học tập và sự phát triển toàn diện của sinh viên. Ngoài ra, đề tài cũng đề xuất một số biện pháp giúp cân bằng giữa học tập và làm thêm.
Hội đồng nghiệm thu cho rằng, kết quả nghiên cứu nêu trên có tính ứng dụng và ý nghĩa thực tiễn cao; có thể sử dụng là nguồn tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên trong học tập và nghiên cứu. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, bài nghiên cứu vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế cần bổ sung, điều chỉnh. Nhóm tác giả tiếp nhận ý kiến đóng góp của Hội đồng nghiệm thu và tiến hành chỉnh sửa đề tài để hoàn thiện hơn.