Khoa Luật

1. GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ

Ngày 09/3/2011, Hiệu trưởng Trường Đại học Lao động - Xã hội đã ban hành Quyết định số 219/QĐ-ĐHLĐXH về việc thành lập Khoa Luật trên cơ sở Bộ môn Luật được thành lập năm 2009. Tiền thân của Khoa Luật là Tổ Pháp luật đại cương trực thuộc khoa Lao động tiền lương. Hiện nay Khoa Luật có 03 tổ bộ môn là: Pháp luật Hành chính – Nhà nước, Pháp luật Thương mại và Pháp luật Dân sự.

2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA ĐƠN VỊ

- Tham mưu cho Giám đốc về đào tạo các môn học được phân công giảng dạy và nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn.

- Quản lý công tác chuyên môn thuộc trách nhiệm và thẩm quyền. 

- Lập kế hoạch xây dựng và hoàn thiện chương trình, giáo trình, bài giảng, cập nhật tài liệu phục vụ giảng dạy;

- Tham gia đào tạo các bậc học theo chuyên ngành được phân công;

- Thực hiện nghiên cứu khoa học;

- Tham gia giảng dạy các lớp tập huấn cho Doanh nghiệp; bồi dưỡng kiến thức ngành cho cán bộ các tỉnh phía Nam.

- Quản lý, điều hành Chi hội Luật gia (được thành lập 7/1/2013) nhằm thực hiện hoạt động tư vấn, tuyên truyền pháp luật giải đáp thắc mắc, phục vụ nhu cầu của xã hội.

- Các chức năng, nhiệm vụ khác theo quy chế và phân công.

3. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

3.1. Hội đồng khoa học

Căn cứ Quyết định 94/QĐ-CSII ngày 01 tháng 3 năm 2019 của Cơ sở II Trường ĐH Lao động – Xã hội, Hội đồng khoa học Khoa Luật bao gồm 07 thành viên:

STT

Họ và tên

Chức vụ, đơn vị công tác

Thành phần

1

TS. Nguyễn Thị Hoa Tâm

Phó Giám đốc Cơ sở II

Chủ tịch

2

ThS. Lê Thị Toàn

Phó BM. PL Thương mại

Thư ký

3

ThS. Nguyễn Đăng Phú

Phó Trưởng khoa Luật

Thành viên

4

PGS. TS. Bành Quốc Tuấn

Trường ĐH Công nghệ TP.HCM

Thành viên

5

PGS. TS. Doãn Hồng Nhung

Trường ĐH Quốc gia Hà Nội

Thành viên

6

TS. Đoàn Thị Phương Diệp

Trường ĐH Kinh tế - Luật

Thành viên

7

TS. Lê Ngọc Thạnh

Phụ trách Phòng KH&HTQT

Thành viên

3.2. Đội ngũ giảng viên

Khoa Luật hiện có 11 giảng viên cơ hữu và nhiều giảng viên thỉnh giảng từ các Trường Đại học khác tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các giảng viên Khoa Luật có trình độ từ Thạc sĩ trở lên, được cơ cấu thành 03 tổ bộ môn: Pháp luật Thương mại; Pháp luật Dân sự; Pháp luật Hành chính - Nhà nước.

Giảng viên khoa Luật có nhiệm vụ chính là giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong nhiều lĩnh vực: pháp luật về kinh doanh, thương mại, bảo hiểm, bất động sản, cạnh tranh, thuế, giải quyết tranh chấp...; pháp luật về hành chính – hiến pháp; pháp luật hình sự và tố tụng hình sự; pháp luật dân sự, hợp đồng và tố tụng dân sự; pháp luật đất đai, môi trường... cho sinh viên của Cơ sở 2 Trường Đại học Lao động – Xã hội theo chương trình đào tạo cử nhân Luật Kinh tế và sinh viên theo chương trình đào tạo cử nhân Quản trị nhân lực, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Công tác xã hội, Tâm lý, Kinh tế lao động, Bảo hiểm của trường; hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, thực tập cuối khóa, viết khóa luận tốt nghiệp cuối khóa, tham gia sinh hoạt Chi hội Luật gia và các công tác khác theo sự phân công của Nhà trường.

NGUYỄN ĐĂNG PHÚ

PHỤ TRÁCH KHOA

Giảng viên – Nghiên cứu sinh – Trưởng Bộ môn Pháp luật Hành chính – Nhà nước

Các học phần phụ trách:

+ Pháp luật đại cương

+ Luật Hình sự

+ Luật Tố tụng Hình sự

+ Lý luận nhà nước và pháp luật

NGUYỄN THỊ VÂN

PHỤ TRÁCH BỘ MÔN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Giảng viên – Thạc sĩ

Các học phần phụ trách:

+ Luật Lao động

+ Luật Dân sự

LÊ THỊ TOÀN

PHỤ TRÁCH BỘ MÔN PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI

Giảng viên – Thạc sĩ

Các học phần phụ trách:

+ Luật Kinh tế

+ Luật Thuế - Kế toán

+ Luật Cạnh tranh

ĐẶNG THỊ TỐ UYÊN

BỘ MÔN PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC

Giảng viên – Thạc sĩ

Các học phần phụ trách:

+ Soạn thảo văn bản

+ Luật Hành chính

+ Kỹ năng xử lý công việc hành chính

+ Xây dựng văn bản pháp luật

NGUYỄN THỊ THU THỦY

BỘ MÔN PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC

Giảng viên – Thạc sĩ

Các học phần phụ trách:

+ Soạn thảo văn bản

+ Đại cương văn hóa Việt Nam

HOÀNG THỊ BIÊN

BỘ MÔN PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC

Giảng viên – Thạc sĩ

Các học phần phụ trách:

+ Soạn thảo văn bản

+ Xây dựng văn bản pháp luật

+ Lịch sử văn minh thế giới

TRỊNH THÙY LINH

BỘ MÔN PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC

Giảng viên – Thạc sĩ

Các học phần phụ trách:

+ Pháp luật đại cương

+ Luật Hôn nhân và Gia đình

+ Luật Hình sự

+ Luật Tố tụng hình sự

+ Lý luận về nhà nước và pháp luật

LỮ THỊ NGỌC DIỆP

TỔ BỘ MÔN PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI

Giảng viên – Thạc sĩ

Các học phần phụ trách:

+ Luật Kinh tế

+ Luật Thuế - Kế toán

+ Luật Cạnh tranh

+ Pháp luật đại cương

LÊ NGỌC THẠNH

BỘ MÔN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Giảng viên – Tiến sĩ

Các học phần phụ trách:

+ Luật Đất đai

+ Luật Hiến pháp

+ Luật Môi trường

+ Pháp luật kinh doanh bất động sản

NGUYỄN THỊ QUỲNH PHƯƠNG

BỘ MÔN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Giảng viên – Thạc sĩ

Các học phần phụ trách:

+ Pháp luật đại cương

+ Luật Lao động

+ Luật Hình sự

+ Luật Tố tụng hình sự

4. LÝ LỊCH KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN

5. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

Tên ngành đào tạo: Luật Kinh tế

Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung

Trình độ đào tạo: Đại học

Thời gian đào tạo: 4 năm

- Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân Luật Kinh tế có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức lý luận về pháp luật, có kỹ năng hành nghề cơ bản để thực hiện tốt công việc sau khi tốt nghiệp, cụ thể như sau:

+ Về kiến thức, trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật; kiến thức về pháp luật, thực tiễn pháp lý, đặc biệt là kiến thức pháp lý cho hoạt động kinh doanh ở Việt Nam và nắm được nguyên tắc pháp lý hoạt động kinh doanh quốc tế; có thể sử dụng tương đối thành thạo một ngoại ngữ và tin học trong công việc và trong giao dịch kinh doanh.

+ Về kỹ năng, trang bị cho người học những kỹ năng cơ bản của nghề luật như: Kỹ năng tư duy pháp lý; kỹ năng đàm phán, soạn thảo các loại hợp đồng; kỹ năng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại; kỹ năng tư vấn pháp luật trong kinh doanh, thương mại; kỹ năng tổ chức công việc hành chính, chuyên môn như truy cứu, cập nhật, phân loại các văn bản quy phạm pháp luật, thuyết trình, phổ biến pháp luật.

+ Về thái độ, luôn quan tâm giáo dục và nhắc nhở người học có ý thức tôn trọng luật pháp, tôn trọng đạo đức xã hội và đạo đức nghề nghiệp, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; năng động sáng tạo trong giải quyết công việc; hợp tác tốt với đồng nghiệp và cộng đồng trong công việc và cuộc sống.

- Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Luật Kinh tế:

+ Các cơ quan nhà nước: Công an, Toà án, Viện kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp và các Cơ quan Nhà nước khác;

+ Các doanh nghiệp: vị trí nhân sự, chuyên viên pháp lý, pháp chế doanh nghiệp

+ Các tổ chức hành nghề Luật: Văn phòng luật sư, công chứng, các hiệp hội nghề nghiệp, dân sự, thừa phát lại, trọng tài thương mại;

+ Các tổ chức chính trị, chính trị xã hội; đơn vị sự nghiệp có liên quan đến lĩnh vực Luật.

- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:

+ Tiếp tục học tập sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) thuộc các chuyên ngành Luật ở các cơ sở đào tạo theo quy định;

+ Tiếp tục học tập sau đại học ở các chuyên ngành đào tạo khác sau khi có đủ số kiến thức chuyển đổi theo quy định;

+ Tiếp tục học tập và được cấp các chứng chỉ hành nghề Luật sư, công chứng viên, thừa phát lại,...

- Trình độ Ngoại ngữ, tin học:

+ Sử dụng tương đối thành thạo ít nhất một ngoại ngữ trong giao tiếp và trong công việc (Đối với ngoại ngữ là tiếng Anh đạt chuẩn: 450 điểm TOEIC)

+ Sử dụng thành thạo tin học văn phòng trong phục vụ công việc.

6. TIN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC

Tin 1: Hội thảo Chuyên đề

NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LÝ VỀ VIỆC THU HÚT LAO ĐỘNG CÓ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CAO LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

Ngày 12/6/2018 Khoa Luật - Trường Đại học Lao động – Xã hội (cơ sở 2) đã tổ chức thành công Hội thảo cấp khoa với chuyên đề: “Nâng cao hiệu quả pháp lý về việc thu hút lao động có trình độ chuyên môn cao là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam”

Chủ trì hội thảo, TS. Nguyễn Thị Hoa Tâm (Q.TK) đã giới thiệu tổng quan những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến người lao động có trình độ chuyên môn cao là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Tại Hội thảo, có sự tham gia của đông đảo các nhà nghiên cứu trong và ngoài trường, giảng viên và sinh viên Khoa Luật Kinh tế đã tập trung giải quyết các vấn đề như: Cơ sở lý luận của vấn đề thu hút lao động là người nước ngoài; Những quy định liên quan đến lao động là người nước ngoài tại Việt Nam; Thực tiễn áp dụng pháp luật là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam; Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về lao động là người nước ngoài; Những vấn đề khác có liên quan đến chủ đề hội thảo.

Tin 2: Hội thảo Chuyên đề

 “NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2014 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM”

   Ngày 03/7/2017 khoa Luật - Trường Đại học Lao động – Xã hội (cơ sở 2) đã tổ chức thành công Hội thảo cấp khoa với chuyên đề: “Những quy định mới của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam”

TS. Nguyễn Thị Hoa Tâm – Chủ trì Hội thảo đã giới thiệu tổng quan về những điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu đã nghiêm túc đánh giá và trao đổi về các vấn đề bất cập của thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2014. Với nhiều nội dung liên quan đến: cơ sở lý luận của những cải cách trong Luật Doanh nghiệp năm 2014; Những quy định mới trong Luật Doanh nghiệp năm 2014; Thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2014; Kiến nghị hoàn thiện Luật Doanh nghiệp trong thời gian tới; Kiến nghị về phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học liên quan đến pháp luật doanh nghiệp. Ngoài ra, hội thảo còn hướng đến việc đưa ra những giải pháp pháp lý nhằm gợi mở, định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo về Luật Doanh nghiệp năm 2014 trong thời gian tới.

Tin 3: Hội thảo chuyên đề

“GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY”

Ngày 03 tháng 01 năm 2019 tại Trường ĐH LĐ-XH (CSII) tổ chức Hội thảo Khoa học “Giải pháp phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”.  Đây là một trong những chuỗi hoạt động nghiên cứu khoa học của đề án đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình đào tạo bồi dưỡng theo Quyết định số 137/2009/QĐ-TTg. Hội thảo có sự tham dự của TS. Phạm Ngọc Thành - Bí thư Đảng ủy bộ phận, Giám đốc Cơ sở II Trường ĐHLĐXH (CSII) và các khách mời trong và ngoài Nhà trường cùng đông đảo các cán bộ, giảng viên, sinh viên quan tâm đã đến tham dự.

TS. Nguyễn Thị Hoa Tâm, Phó Bí thư Đảng ủy bộ phận, Phó Giám đốc, Quyền Trưởng Khoa Luật, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học & Đào tạo Nhà trường chủ trì Hội thảo đã có những báo cáo tổng kết qua nhiều năm thực hiện chương trình theo Đề án 137. Bên cạnh đó, Hội thảo đã đặt ra các vấn đề có liên quan đến việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ, giảng viên, công nhân viên và sinh viên trong quá trình công tác, học tập góp phần lành mạnh hóa các quan hệ xã hội và đầy lùi tệ nạn tham nhũng ở nước ta, đồng thời tạo môi trường học thuật để các giảng viên, nhà nghiên cứu, những người quan tâm đến công tác phòng, chống tham nhũng có cơ hội giao lưu, tìm hiểu, trao đổi, cùng nhau thảo luận.

Cùng với Hội thảo Khoa học, cũng trong khuôn khổ Đề án đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình đào tạo bồi dưỡng theo Quyết định số 137/2009/QĐ- TTg, nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho sinh viên tăng cường giáo dục đạo đức và pháp luật cho sinh viên trong toàn trường, cuộc thi viết tìm hiểu pháp luật phòng chống tham nhũng năm 2018 được phát động

Đặc biệt trong khuôn khổ đề án đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình đào tạo bồi dưỡng như đã nêu trên, chuyên đề Tập huấn Phòng, chống tham nhũng cho cán bộ giảng viên CSII đã được đông đảo cán bộ, giảng viên và công nhân viên Nhà trường quan tâm và tham gia. Buổi tập huấn có sự tham dự của PGS. TS. Vũ Tình - Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV TP. Hồ Chí Minh. Trong buổi tập huấn, PGS. TS. Vũ Tình đã trình bày một số phương pháp tiếp cận về tham nhũng, cung cấp một số nhận định đánh giá về tham nhũng ở Việt Nam với tư cách là tài liệu tham khảo cho chương trình nghiên cứu về Phòng, chống tham nhũng trong giáo dục…

Tin 4:

HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP QUỐC GIA

“Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến quan hệ lao động và chất lượng việc làm trong

doanh nghiệp FDI tại Việt Nam”

Sáng ngày 09/5/2019 Trường Đại học Lao động Xã hội CSII tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến quan hệ lao động và chất lượng việc làm trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam”.

Tham dự Hội thảo có PGS.TS Phước Minh Hiệp – Vụ Trưởng, Trưởng cơ quan đại diện Tạp chí Cộng sản khu vực phía Nam; PGS.TS Doãn Hồng Nhung – Giảng viên cao cấp, Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội; PGS.TS Hoàng Thanh Xuân –Trường ĐH Công đoàn; PGS. TS Bành Quốc Tuấn – Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM; PGS.TS Hồ Xuân Thắng, Trường ĐH Ngân Hàng; TS. Khuất Thị Thu Hiền, Trường ĐH Lao động- Xã hội; TS. Nguyễn Xuân Hướng, Trưởng phòng Khoa học, Trường ĐH Lao động- Xã hội; TS. Phạm Ngọc Đỉnh, Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ và sự hiện diện của các lãnh đạo, nhà quản lý, Quý đại biểu đại diện Văn phòng Bộ LĐTB&XH Khu vực phía Nam, các Sở, Liên đoàn lao động, Hiệp hội Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và công nghiệp Tp.HCM, các trường đại học, học viện, viện, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, các cơ quan Báo chí và truyền thông đến dự và đưa tin về hội thảo.Đây là dịp để các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu thảo luận, làm rõ khó khăn thuận lợi, trước những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp đến các doanh nghiệp FDI; đề xuất các giải pháp xây dựng quan hệ lao động, nâng cao chất lượng làm việc, tạo nền tảng phát triển đột phá cho kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. 

Hội thảo có 5 phiên thảo luận, bao gồm: Quan hệ lao động và chất lượng việc làm trong kỷ nguyên 4.0; Nguồn nhân lực cho Quan hệ lao động và chất lượng việc làm trong doanh nghiệp FDI; Chất lượng việc làm tốt hơn trong doanh nghiệp FDI; Khung pháp lý cho quan hệ lao động và chất lượng việc làm trong doanh nghiệp FDI; Hướng đến Quan hệ lao động tốt hơn trong doanh nghiệp FDI.

Sau các phiên làm việc tích cực đã có 14 tham luận cùng rất nhiều ý kiến thảo luận chuyên sâu, đề xuất nhiều giải pháp xoay quanh về quyền và nghĩa vụ doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, điều phối nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; vấn đề hoàn thiện pháp luật liên quan đến người lao động tại Việt Nam; những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI và vai trò của tổ chức công đoàn; áp dụng khoa học công nghệ trong xây dựng hệ thống quản lý xung đột hợp nhất nhằm hòa giải tranh chấp lao động; những vấn đề người lao động cần trang bị để có việc làm bền vững trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

Hội thảo khép lại mở ra cho chúng ta những cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam cần đẩy nhanh tiến trình phát triển lực lượng lao động có chất lượng, nâng cao năng suất lao động, có cách tiếp cận mới trong quá trình xây dựng chính sách dựa trên hiểu biết về nền kinh tế truyền thống và phản ánh được xu hướng thay đổi khoa học công nghệ. Đồng thời, cần phải thúc đẩy chính sách tạo ra những vườn ươm công nghệ, khuyến khích khởi nghiệp. Quan trọng hơn cần thay đổi toàn diện giáo dục và đào tạo để Việt Nam có một nguồn nhân lực vừa có tinh thần khởi nghiệp, vừa có năng lực sáng tạo. Phải ứng dụng nhanh nhất những thành tựu mà cuộc cách mạng số tạo ra để nâng cao đột suất, đột biến cho nền kinh tế đất nước…

7. THÔNG TIN CHI BỘ, CÔNG ĐOÀN, ĐOÀN THANH NIÊN

7.1. Chi bộ Luật

Chi bộ Luật trực thuộc đảng ủy bộ phận cơ sở II, thành lập vào tháng 5/2016 sau khi được tách ra từ Chi bộ Quản lý lao động và Luật.

Chi bộ Luật là hạt nhân chính trị, lãnh đạo và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các Nghị quyết, Chỉ chị của tổ chức đảng cấp trên; tham gia xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ công tác của khoa Luật nói riêng và Nhà trường nói chung. Hiện nay, tổng số đảng viên của chi bộ là 06 đồng chí.

Kết quả xếp loại Đảng viên các năm: 100% đảng viên trong Chi bộ đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ và Chi bộ luôn đạt chi bộ trong sạch vững mạnh.

7.2. Công đoàn khoa Luật

Tổ công đoàn khoa Luật được hình thành từ năm 2011. Cho đến nay, sau 8 năm hình thành, tổ công đoàn Khoa Luật trực thuộc khoa Luật hiện có 11 công đoàn viên. Trong đó, có 1 nam công đoàn viên và 10 công đoàn viên nữ. Trong tất cả các năm học, các công đoàn viên nữ luôn luôn đạt danh hiệu “phụ nữ 2 giỏi” và “gia đình nữ tiêu biểu” của nhà trường.

Công đoàn khoa đã tham gia nhiều hoạt động do công đoàn trường tổ chức một cách tích cực, như hoạt động thi nấu ăn ngày 8/3 hoặc thi nấu ăn ngày gia đình Việt Nam hoặc tham gia hội thao,…

8. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ ULSA2

8.1. Hoạt động chào đón tân sinh viên

Đối với sinh viên ngành Luật Kinh tế ULSA2 thì bên cạnh các hoạt động chính khóa còn rất nhiều các hoạt động ngoại khóa sôi nổi. Phải kể đến đầu tiên là chương trình CHÀO ĐÓN TÂN SINH VIÊN. Đây không đơn thuần chỉ là “thủ tục” đầu khóa mà còn là lời chào thân thương, ấm áp của thầy cô và anh chị khóa trước dành cho các tân sinh viên của ngành. Thay cho những lời làm quen xã giao, những buổi giới thiệu “nhạt và chay”, các sinh viên mới được các anh chị khóa trước đón chào nồng nhiệt với nhiều hình thức mới lạ. Chương trình chào đón tân sinh viên mới dần trở thành hoạt động được mong đợi nhất mỗi dịp tựu trường.

Chương trình chào đón tân sinh viên của Khoa Luật là hoạt động truyền thống do khóa trên tổ chức chào đón các em. Qua chương trình, tân sinh viên được tiếp xúc gần gũi nhất với các thầy cô trong khoa, hiểu rõ hơn về các hoạt động Đoàn – Hội của Khoa, các Câu lạc bộ học thuật cấp Khoa; đồng thời định hướng ngành nghề, tư vấn xác định kế hoạch học tập thật phù hợp để chinh phục ước mơ.

Ngoài nỗ lực của một ekip, thành công của chương trình phần lớn đến từ chính tinh thần của các bạn sinh viên khóa 2018, xuyên suốt hòa nhịp cùng chương trình. Anh chị khóa trên truyền lửa cho các bạn và Khóa 18 đã tạo “phần thưởng” thật lớn cho Ban Tổ chức – đó là niềm tin vào một khóa “đàn em” năng động, mạnh dạn, nhiệt tình và đầy sáng tạo.

“SAY HELLO” là chuỗi sự kiện chào tân sinh viên Khoa Luật Khóa 2018 với ý nghĩa thắp sáng ngọn lửa của đam mê và lòng yêu nghề.

Đêm 11/10/2018, Đại Học Lao Động – Xã hội CSII đã diễn ra đại nhạc hội chào khóa mới 2018 khoa Luật với chủ đề “SAY HELLO”. Đây là năm đầu tiên Liên chi đoàn Khoa Luật phối hợp với Đoàn thanh niên Trường chào đón tân sinh viên.

Hòa cùng không khí chào đón Tân sinh viên khoa luật trường Đại học Lao Động - Xã hội CSII có gần 100 sinh viên Khoa Luật đã có mặt từ rất sớm để có cho mình những vị trí ngồi “đẹp “ nhất.

Đêm đại nhạc hội diễn ra đã để lại ấn tượng khó phai nhờ những màn trình diễn ấn tượng của dàn khách mời “chất phát nhất” đến từ các anh chị khóa trước và những màn biểu diễn mang lại cảm xúc đến từ các bạn tân sinh viên.

Chương trình chào đón Tân sinh viên K18 đã khiến cho những sinh viên năm 2 hồi tưởng lại những ngày đầu bước vào trường, còn lạ lẫm với môi trường Đại học, nhưng sự nhiệt tình của các anh chị cán bộ Đoàn và sự thân thiện, quan tâm từ thầy cô đã làm cho những sinh viên năm 1 cảm thấy gần gũi và càng ngày càng yêu ngôi trường này hơn. Các chương trình năm học 2017- 2018 do các sinh viên là cán bộ Đoàn - Hội từng bước đặt những viên gạch đầu tiên cho công tác đoàn hội của Khoa Luật, như một số chương trình sau:

- Chào đón tân sinh viên K17;

- Tham gia hội thao nhằm tri ân thầy cô ngày 20/11;

- Sôi nổi các hoạt động tình nguyện, hoạt động sinh hoạt theo chủ đề, hoạt động về nguồn;

- Tham gia các cuộc thi học thuật: Tầm nhìn xuyên thế kỉ, thủ lĩnh sinh viên…

8.2. Giao lưu thể thao chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11

Giao lưu thể thao là hoạt động thường niên, nằm trong chuỗi các hoạt động của phong trào văn nghệ-thể thao, rèn luyện thể chất cho Trường Lao Động-Xã hội (CSII). Để có những hoạt động thiết thực và ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 36 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 (20/11/1982-20/11/2018), trường Đại Học Lao Động –Xã hội CSII đã phát động tổ chức xây dựng Hội Thao nhân dịp kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tại giải thể thao năm nay khoa Luật đã tham gia thi đấu môn bóng đá với đội nam và đội nữ của các khoa giao lưu với nhau.

Đánh giá cao tinh thần tham gia của các đội và khẳng định đây là giải thể thao thường niên của trường. Qua đó, góp phần động viên, khuyến khích phong trào tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe của sinh viên; là cầu nối gắn kết tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua học tốt, tăng cường giao lưu, đoàn kết giữa các đơn vị.

Đây là một trong chuỗi những hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam nhằm tôn vinh các thầy cô trường ĐH Lao Động Xã Hội CSII. Buổi thi đấu đã thu hút được đông đảo các sinh viên từ các đơn vị của Khoa Luật tham gia với các nội dung: bóng đá nữ, bóng đá nam. Với mỗi nội dung thi đấu, các vận động viên đã thi đấu rất sôi nổi và hết mình. Đặc biệt là bóng đá nữ, lần đầu tiên được chạm vào bóng nhưng các vận động viên đã thể hiện tinh thần thể thao rất cao, chơi hết mình trên sân, cống hiến những pha bóng ấn tượng, gay cấn kịch tính và cũng rất hài hước. 

Hội thao chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam hằng năm của trường ĐH Lao Động - Xã Hội CSII là một trong những hoạt động thiết thực tạo lập thành tích hướng đến ngày Nhà giáo Việt Nam. Qua đó thể hiện tinh thần đoàn kết, nêu cao ý thức rèn luyện, nâng cao sức khỏe đáp ứng nhu cầu học tập và rèn luyện của sinh viên.

8.3. Tầm Nhìn Xuyên Thế Kỷ

Để học hỏi và trang bị những kiến thức về lý luận chính trị sinh viên, sinh viên khoa Luật đã tham gia vào cuộc thi Tầm Nhìn Xuyên Thế Kỷ do nhà trường tổ chức. Thông qua cuộc thi, sinh viên khoa đã học hỏi được thêm nhiều điều mới và hứa hẹn sẽ đạt được thành tích cao trong cuộc thi sắp đến.

8.4. Hội thi “Tôi – Thủ lĩnh ULSA2” lần II – năm 2018

Cuộc thi “Tôi thủ lĩnh ULSA2” lần II đã chính thức khởi động. Với sự thành công của mùa giải trước, năm nay Hội thi đã thu hút hằng trăm lượt tham gia của các bạn Sinh viên là cán bộ Đoàn – Hội của trường cũng như các bạn Sinh viên chính quy. Trong không khí sôi nổi của chuyến bay  "Tôi - Thủ lĩnh ULSA2" lần II, các bạn Sinh viên khoa Luật với tinh thần háo hức cũng đã đặt cho mình những chiếc vé để một lần thử sức cùng Sinh viên trường, giành ngôi vị Thủ lĩnh ULSA2. Trải qua các vòng, các bạn đã được thử sức với kiến thức Đoàn – Hội, lịch sử nhà trường và các kiến thức xã hội thực tế. 

Với bản lĩnh và kiến thức, Sinh viên Khoa cũng đã có những gương mặt ưu tú bước vào đêm chung kết của hội thi diễn ra vào ngày 31/5/2018. Với sự cổ vũ đầy sôi nổi của các bạn Sinh viên, cùng sự cố gắng, Sinh viên Bùi Quốc Toàn – P.Bí thư Liên chi Đoàn khoa đã góp mặt trong Top 5 và đạt giải 4 chung cuộc.

Liên Chi khoa Luật và luôn phấn đấu, rèn luyện và chờ chuyến bay mùa III để cùng thỏa sức giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của các Thủ lĩnh mùa trước các bạn nhé!

8.5. Đại hội Ban chấp hành liên chi Khoa Luật

Năm 2017 là năm đầu tiên Trường đào tạo chuyên ngành Luật kinh tế nên BCH liên chi Đoàn lâm thời được thành lập với 3 đồng chí đồng chí Bí Thư Cô Trịnh Thùy Linh, đồng chí Phó Bí Thư Bùi Quốc Toàn đồng chí Hồ Tấn Thịnh ủy viên, năm học 2018 -2019 có 4 chi đoàn đủ cơ sở thành lập BCH chính thức gồm 11 đồng chí gồm liên chi đoàn và liên chi hội.

8. 6. Sôi nổi hoạt động tình nguyện

“Thanh niên tình nguyện” là một trong 5 chủ đề (hội nhập, rèn luyện, khởi nghiệp sáng tạo) được các đại biểu Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần thứ IV năm 2016 trao đổi, chia sẻ.

Thực hiện theo chỉ đạo của Cấp ủy chi bộ và Đoàn cấp trên về việc tiếp tục đẩy mạnh Chỉ thị 24-CT/TU đẩy mạnh công tác phối hợp giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt nghèo trên địa bàn thành phố.

Hoạt động này cũng nằm trong khuôn khổ hưởng ứng chiến dịch tháng hành động vì người nghèo do Đoàn khối của các cơ quan Thành Phố Hồ Chí Minh phát động. Đây là cuộc vận động mang tính nhân văn sâu sắc được đông đảo sinh viên tích cực tham gia, hướng về người nghèo với tinh thần trách nhiệm sâu sắc và đầy ấp nghĩa tình.

Hoạt động trên đã thu hút động đảo sinh viên tham gia, qua đó thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách” của Liên chi khoa Luật nói riêng và của Trường ĐH Lao Động - Xã Hội CSII nói chung. Qua đó đã xây dựng được hình gương tiêu biểu trong tham gia phong trào hưởng ứng chỉ thị; đồng thời góp phần gắn kết tình yêu thương giữ con người với con người, giữa cộng đồng với nhau. Hạnh phúc là khi ta chia niềm vui cho mọi người.

8.7. Chuỗi hoạt động tháng thanh niên

Tháng thanh niên là tháng sôi động của tuổi trẻ. Một chuỗi hoạt động ý nghĩa chào mừng 88 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên. Chúng tôi đã trao cho bản thân mình một cơ hội hoà vào tinh thần sức trẻ bất diệt, gắn kết bền chặt tin tưởng lẫn nhau. Hội trại truyền thống năm 2019 "88 năm bền chí - vững lòng" đã trở thành một địa điểm lí tưởng để chúng tôi “vẫy vùng” hết sức mình, cười tươi rạng rỡ đến hết cỡ.

Hội thao, lễ mitting, các trò chơi liên hoàn, đêm lửa trại nào cùng sẵn sàng quẩy!

8.8. Sôi nổi với các cuộc thi học thuật

Khoa Luật và Khoa Bảo Hiểm liên kết tham gia “Hội thi tìm hiểu về tư tưởng, phong cách đạo đức Hồ Chí Minh và xây dựng điển hình phong cách, tác phong, công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên năm 2018” và đã xuất sắc giành giải Nhất.

8.9. Cuộc thi nói tiếng anh “ I CAN”

Là đội lần đầu tiên tham gia cuộc thi nói tiếng anh “ I CAN” sinh viên khoa Luật vẫn rất tự tin và xuất sắc giành được giải Nhì chung cuộc.

8.10. Sinh viên Luật Kinh tế tham gia hội thi “Học sinh sinh viên thành phố với pháp luật” lần 6 chủ đề “Tiếng nói tuổi trẻ”

Là sinh viên những khóa đầu tiên nhưng sinh viên khoa Luật đã tự tin bước ra sân chơi lớn và đã lọt vào top 5 đội có thành tích tốt nhất thành phố để giành được tấm vé vào chung kết cuộc thi “ Sinh viên với pháp luật” cấp thành.

Là chương trình được tổ chức hàng năm từ 2013 đến nay, dành cho học sinh, sinh viên nhằm để tìm hiểu kiến thức pháp luật một cách sinh động, Hội thi “Học sinh sinh viên Thành phố với pháp luật” lần 6 dưới sự tài trợ của Tập đoàn Kirin đã diễn ra vô cùng sôi nổi trong suốt 3 tháng, cùng sự tham dự của hơn 143.000 học sinh - sinh viên tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.

Điểm mới của Hội thi năm nay chính là việc mở rộng phạm vi tổ chức dành cho cả đối tượng sinh viên. Hòa cùng không khí sôi nổi của Hội thi các bạn Sinh viên của trường ULSA2 nói chung và của Khoa Luật nói riêng đã tích cực hưởng ứng tham gia. Trải qua các vòng loại online cấp trường và Thành phố, cũng như có bài dự thi ở vòng Bán kết, các bạn Sinh viên của khoa cùng Sinh viên trường đã xuất sắc lọt vào top 10 bảng C – bảng thi dành cho Sinh viên các trường Đại học/ Cao đẳng. Và bước vào vòng Chung kết Hội thi, diễn ra vào các ngày 22 và 23 tháng 01 với sự tham dự của 25 đơn vị xuất sắc trong các nhất của ba Bảng thi đến từ các cấp.

Vòng chung kết các bạn Sinh viên ULSA2 đã thể hiện phần thi thuyết trình video với nội dung Pháp luật trong giao thông đường bộ. Nội dung của video nói về nguyên nhân, hậu quả cũng như những mặc chưa được từ trong những quy định của Luật giao thông đường bộ. Video dự thi đã phản ánh tình hính an toàn giao thông không kém phần thú vị nhưng cũng thể hiên khách quan tình hình an toàn giao thông dưới góc nhìn của Sinh viên Luật. Kết quả chung cuộc kết Đội thi của trường đã vượt qua phần thi thuyết trình và mang về giải Khuyến khích.

Đây được xem là thành quả khởi đầu cho những cuộc thi Pháp luật tương tự. Với những đấu trường thi như thế là cơ hội để các bạn có cơ hội giao lưu, gắn kết không chỉ trong Sinh viên trong Khoa mà còn với các trường bạn. 

Khoa Luật
Hotline