Khoa Công tác xã hội

. Giới thiệu khoa Công tác xã hội

Khoa Công tác xã hội, Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) tiền thân là Ban Bảo trợ xã hội thuộc trường trung học Kinh tế Lao động & Bảo trợ xã hội, các nội dung giảng dạy chính như chính sách đối với người có công, chính sách cứu trợ xã hội, bảo hiểm xã hội… và khoa chỉ đào tạo học sinh hệ trung cấp. Từ năm 2000 đến năm 2006, khoa tuyển sinh và đào tạo 5 lớp sinh viên hệ cao đẳng chính quy với số lượng mỗi lớp khoảng 50 đến 80 sinh viên.

Năm 2007, trường chính thức trở thành trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) và khoa đổi tên thành Khoa Công tác xã hội. Khoa có chức năng, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực làm công tác xã hội - những cán bộ xã hội cho ngành Lao động Thương binh và Xã hội có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, có lòng yêu nghề, nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề công tác xã hội để giúp đỡ các cá nhân, các nhóm và cộng đồng yếu thế trong xã hội tự vươn lên, tự giải quyết những khó khăn, đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của chính mình góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Khi đó số lượng giảng viên của khoa có 10 giảng viên cơ hữu và số lượng sinh viên tuyển hàng năm 70- 100 sinh viên.

1

Hình ảnh: Giảng viên khoa công tác xã hội

Từ năm 2014 đến nay khoa chỉ tuyển sinh bậc Đại học. Số lượng sinh viên chính quy tuyển hàng năm khoảng 150 sinh viên. Bên cạnh đào tạo chính quy, khoa còn đào tạo nhiều lớp VLVH ở các tỉnh ở miền Trung và miền Nam. Hiện tại khoa đào tạo 7 lớp chính quy CTXH tại trường với hơn 480 sinh viên, khoa còn đào tạo 14 lớp vừa làm, vừa học tại chức và liên thông CTXH ở các tỉnh với 1.164 học viên và tham gia tập huấn cho hàng ngàn cán bộ ngành lao động Thương Binh – Xã hội ở phía Nam về các lĩnh vực chính sách đối với người có công, chính sách bảo trợ xã hội, Quản lý trường hợp cho người sử dụng ma túy, CTXH ở các lính vực như: CTXH với người khuyết tật, CTXH với TECHCĐB; CTXH với sức khỏe tâm thần, CTXH trong trường học, bệnh viện,… Đặc biệt năm 2020 Trường được phép đào tạo cấp chứng chỉ nghề CTXH viên (hạng 3) và nhân viên CTXH (hạng 4).

Năm 2017 khoa CTXH được đào tạo thêm ngành Tâm lý học đến nay khoa đã tuyển sinh được 02 khóa chính quy với gần 200 sinh viên đang theo học tại trường.

Hiện nay, Khoa có 15 giảng viên cơ hữu và 5 giảng viên kiêm chức với 4 tổ bộ môn Công tác xã hội, An sinh xã hội – Xã hội học, Tâm lý học cơ bản và Tâm lý học ứng dụng. Khoa có 20 giảng viên (kể cả giảng viên kiêm chức) trong đó 95% giảng viên có trình độ sau đại học với 1 PGS- TS, 3 TS, 16 ThS và 1 giảng viên đang học cao học. Hiện nay 05 giảng viên đang học NCS. Trong đó, trưởng khoa TS. Nguyễn Minh Tuấn và 02 Phó trưởng khoa Ths. Vũ Thị Lụa; Ths. Phạm Thanh Hải. Hội đồng khoa học và Đào tạo của khoa gồm 7 thành viên, trong đó có có 3 TS và 4 Ths.

2

Hình ảnh Chào đón Tân sinh viên ngành công tác xã hội

Khoa Công tác xã hội của trường Đại học Lao động – Xã hội (CS II) phấn đấu trở thành một khoa đào tạo và nghiên cứu Công tác xã hội và Tâm lý học lớn nhất và hiện đại nhất ở khu vực phía Nam, đóng vai trò nòng cốt của mạng lưới các trường đào tạo công tác xã hội ở Việt Nam.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu ngành Công tác xã hội

Đào tạo cử nhân Công tác xã hội có phẩm chất tốt, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành công tác xã hội, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu và ứng dụng để giúp đỡ các cá nhân, các nhóm và cộng đồng yếu thế trong xã hội tự vươn lên, tự giải quyết những khó khăn, đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của chính mình góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

2.2. Mục tiêu ngành Tâm lý học

Đào tạo cử nhân Tâm lý học có phẩm chất tốt, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề nghiệp tâm lý, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu và ứng dụng tâm lý học vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

3. Cơ hội việc làm sau khi ra trường

3.1. Ngành Công tác xã hội

- Nhân viên Công tác xã hội tại các Cơ sở xã hội, Mái ấm, Nhà mở hoặc các tổ chức phi chính phủ.

- Làm Công tác xã hội viên ở tại các đơn vị hành chính các cấp và các Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH

- Làm thực hành CTXH trong các trường học, Bệnh viên,…

- Giảng dạy Công tác xã hội ở các bộ môn chuyên môn có liên quan tại các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp.

- Làm việc trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ, tham mưu cho các tổ chức về đời sống của người lao động cũng như kết nối giữa người lao động vói doanh nghiệp.

3.2. Ngành Tâm lý học

- Chuyên viên tham vấn, trị liệu tâm lý tại các trung tâm tham vấn, trị liệu tâm lý cho trẻ em và người lớn;

- Giảng dạy Tâm lý học và các bộ môn chuyên môn có liên quan tại các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, các Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng Kỹ năng sống.

- Giáo viên tư vấn tâm lý học đường tại các trường phổ thông.

- Nghiên cứu viên tại các Viện nghiên cứu tâm lý; các Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng Tâm lí học, các Tổ chức Phi Chính phủ trong và ngoài nước.

- Nhân viên quản trị nhân sự, truyền thông, marketing, … tại các cơ quan, doanh nghiệp.

- Nhân viên Công tác xã hội tại các cơ sở bảo trợ xã hội, cán bộ tại các đơn vị hành chính các cấp.

4. Hình thức và thời gian đào tạo: Chính quy tập trung, thời gian đào tạo từ 3,5 năm đến 6 năm.

5. Hội đồng khoa học

Hội đồng khoa học Khoa được thành lập theo Quyết định… bao gồm các thành viên:

TT

Họ và tên

Học vị

Chức vụ

1

Nguyễn Minh Tuấn

TS

Chủ tịch HĐKH

2

Nguyễn Thị Thoa

ThS

Thư ký HĐKH

3

Huỳnh Công Du

TS

Thành viên HĐKH

4

Vũ Thị Lụa

ThS

Thành viên HĐKH

5

Phạm Thanh Hải

ThS

Thành viên HĐKH

6

Phạm Văn Tuân

TS

Thành viên HĐKH

 .

Khoa Công tác xã hội
Hotline