HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP KHOA “ĐÀO TẠO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH GẮN VỚI THỰC TIỄN VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC KHỞI SỰ KINH DOANH”

09:55, 23/06/2020
1759
0

HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP KHOA “ĐÀO TẠO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH GẮN VỚI THỰC TIỄN VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC KHỞI SỰ KINH DOANH”

Vào lúc 8h ngày 10/6/2020 tại Phòng 02.B3, Cơ sở II Trường ĐH Lao động – Xã hội, được sự cho phép của Lãnh đạo Nhà trường, Khoa Quản trị kinh doanh (QTKD) đã tổ chức Hội thảo khoa học cấp Khoa với chủ đề “Đào tạo sinh viên ngành Quản trị kinh doanh gắn với thực tiễn và nâng cao năng lực khởi sự kinh doanh”.

Đến tham dự hội thảo có TS. Phạm Ngọc Thành – Giám đốc Cơ sở II, TS. Nguyễn Thị Hoa Tâm – Phó Giám đốc Cơ sở II, ông Đoàn Văn Ba – Trưởng Phòng Công tác sinh viên, ThS. Trần Văn Thành –  Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính, ThS. Nguyễn Phương Cường – Trưởng phòng Quản lý chất lượng, ThS. Nguyễn Phương Nam – Trưởng phòng Quản lý đào tạo cùng lãnh đạo Khoa và giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh Cơ sở II.

1_1

TS. Đỗ Thị Hoa Liên phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Đỗ Thị Hoa Liên – Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh chia sẻ về quá trình phát triển cùng định hướng của Khoa trong những năm qua. Bên cạnh giảng dạy các nội dung chuyên môn liên quan đến ngành Quản trị kinh doanh, để tăng cường gắn kết lý thuyết và thực tiễn, Khoa thường xuyên tổ chức các hoạt động thực tế tại các doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp tác với Hội doanh nghiệp Quận 12, mở câu lạc bộ Khởi nghiệp và có các buổi toạ đàm chia sẻ từ các doanh nhân thành đạt, cựu sinh viên thành công với sinh viên đang học tại Trường. Bên cạnh đó, Khoa cũng rất quan tâm để phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên, tổ chức các hội thảo khoa học, họp mặt chuyên đề khoa học giữa các giảng viên… với mong muốn không ngừng nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo và nâng cao năng lực khởi nghiệp của sinh viên. Đó cũng là mục tiêu của hội thảo lần này do Khoa Quản trị kinh doanh tổ chức.

Hội thảo được tổ chức và định hướng theo hình thức mở và tương tác nhằm tăng cường sự trao đổi, tiếp thu nhận xét đánh giá và đề xuất kiến nghị từ lãnh đạo Nhà trường, các giảng viên cũng như các đơn vị phòng ban liên quan. Phát biểu trong hội thảo, TS. Phạm Ngọc Thành – Giám đốc Cơ sở II khẳng định chất lượng đào tạo đối với Nhà trường hiện nay là vấn đề sống còn. Bộ tiêu chuẩn đánh giá trường đại học thực hiện 5 năm 1 lần và ngành QTKD là lĩnh vực đào tạo có tính cạnh tranh cao do có nhiều cơ sở đồng thời đào tạo. Một thực tế là sinh viên đầu vào của ngành QTKD Nhà trường theo điểm tuyển sinh từ 14-15 điểm, đồng thời cùng với hình thức đào tạo có sự thay đổi từ niên chế sang tín chỉ nên đào tạo ngành QTKD của Nhà trường cần có những định hướng riêng.

2TS. Phạm Ngọc Thành –Giám đốc Cơ sở II phát biểu tại hội thảo

Bên cạnh đó, một yếu tố cũng rất quan trọng trong phát triển giáo dục đại học là con người, hay nói cách khác là giảng viên. Mỗi bộ môn xem xét nội dung từng môn học, từng nội dung nên đào tạo thế nào, hướng theo cách nào. Vì vậy rất cần các giảng viên thường xuyên tiếp cận doanh nghiệp để có kiến thức thực tiễn truyền đạt đến sinh viên.

Phát biểu trong hội thảo, TS. Nguyễn Thị Hoa Tâm – Phó Giám đốc Cơ sở II cũng đánh giá Khoa Quản trị kinh doanh của Cơ sở II là một trong những khoa làm tốt vai trò gắn kết giữa sinh viên và doanh nghiệp, có các hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp và nghiên cứu khoa học cho sinh viên Nhà trường. Nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh làm việc đa dạng tại nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Giảng viên cần truyền lửa cho sinh viên để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, nuôi dưỡng các ý tưởng để khởi nghiệp.

TS. Nguyễn Tấn Hùng – giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh Cơ sở II chia sẻ về mô hình phát triển và xây dựng ngành quản trị kinh doanh của Trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương; đề nghị Nhà trường và Khoa có thể xem xét để có lộ trình hoàn thiện chương trình đào tạo, tài liệu giảng dạy, giáo trình đào tạo cho sinh viên. Trong đó, tài liệu học tập đóng vai trò vô cùng quan trọng, theo đó giảng viên sẽ thường xuyên cập nhật tài liệu học tập này hằng năm để cập nhật các kiến thức thực tế cho sinh viên. ThS. Bùi Hoàng Ngọc – giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh chia sẻ từ kinh nghiệm giảng dạy qua 7 khoá sinh viên liên quan đến vấn đề xếp lớp, xây dựng tài liệu giảng dạy, văn hoá đọc của sinh viên, cũng như thực tập, thực tế cho sinh viên qua các năm để dần hình thành thái độ, tư duy khởi nghiệp. ThS. Nguyễn Phương Nam – Trưởng Phòng Đào tạo phản hồi ý kiến về việc xếp lớp, xây dựng tài liệu giảng dạy và các nội dung khác để nâng cao chất lượng đào tạo. Ngành Quản trị kinh doanh của Cơ sở II là một trong những ngành thu hút số lượng sinh viên đăng ký nhập học tương đối cao. Hội thảo đồng thời nhận được nhiều ý kiến, chia sẻ và đề xuất từ các giảng viên Khoa và lãnh đạo các đơn vị liên quan.

Kết luận trong buổi hội thảo, lãnh đạo Nhà trường cam kết hỗ trợ hết sức để tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất đào tạo và hỗ trợ để nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa, ngành, Nhà trường đồng thời nâng cao thu nhập của đội ngũ sư phạm. Lãnh đạo Nhà trường và Khoa khuyến khích giảng viên có các kinh nghiệm thực tiễn, gắn với thực tế làm việc tại doanh nghiệp. Vườn ươm khởi nghiệp rất cần thiết cho sinh viên, cần có định hướng lâu dài để xây dựng từng bước cho sinh viên, kết hợp với các Khoa khác để tận dụng nguồn lực. Khoa khuyến khích đội ngũ giảng viên tiếp tục nâng cao năng lực chuyên môn và trình độ để đảm bảo tiêu chuẩn đào tạo cử nhân và cao học trong tương lai.

Các hình ảnh khác tại hội thảo

34

5

Người viết : ThS. Nguyễn Thị Thanh Ngân
Ý kiến bạn đọc
Danh Mục
Thống kê truy cập
  • Đang trực tuyến
    :  
  • Hôm nay
    :  
  • Hôm qua
    :  
  • Lượt truy cập
    :  
Hotline