Xin chào các bạn! Mình là Dương Thị Hà – cựu sinh viên lớp D18TL, trường Đại học Lao động – Xã hội, Cơ sở 2. Mình cũng là một trong những sinh viên từng tham gia chương trình trao đổi sinh viên học kỳ mùa thu năm học 2021–2022 tại Đại học Freiburg, Đức.
Sau khi trở về từ chương trình, mình đã nhận được rất nhiều câu hỏi từ các bạn sinh viên về quá trình ứng tuyển, chuẩn bị hồ sơ, chi phí cũng như những khó khăn gặp phải. Nhìn chung, các bạn thường băn khoăn về những vấn đề như:
Chính vì vậy, hôm nay mình muốn chia sẻ CÔNG KHAI về trải nghiệm thực tế của bản thân, để các bạn có thể tham khảo và tự tin hơn nếu muốn tham gia chương trình này nhé!
Quá trình chuẩn bị hồ sơ
Hằng năm, nhà trường sẽ đăng thông báo về chương trình trao đổi trên website chính thức. Vì vậy, các bạn hãy theo dõi thường xuyên để không bỏ lỡ cơ hội nhé! Các thông tin về chương trình đều được cập nhật rất chi tiết, bạn chỉ cần đọc kỹ và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu, sau đó nộp đúng thời hạn.
Ngoài những giấy tờ cơ bản, có ba yếu tố quan trọng mình muốn lưu ý:
1. Thành tích học tập
Khi nộp hồ sơ, mình đang học học kỳ 2 của năm 3 và có thành tích khá tốt, đạt mức giỏi. Tuy nhiên, mình nhận thấy rằng không chỉ những bạn có học lực xuất sắc mới được chọn, mà nhiều bạn có điểm số ở mức khá vẫn trúng tuyển. Điều này có nghĩa là thành tích học tập là một yếu tố quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định duy nhất.
2. Hoạt động ngoại khóa
Mình rất năng nổ trong các hoạt động Đoàn – Hội và đã tham gia nhiều chương trình từ năm nhất. Điều này giúp hồ sơ của mình trở nên nổi bật hơn. Vì vậy, nếu có thể, các bạn hãy tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa và cố gắng có chứng nhận tham gia để tăng điểm cộng cho CV.
3. Khả năng ngoại ngữ
Đây là một trong những mối quan tâm lớn nhất của nhiều bạn. Ở thời điểm đó, trường mình yêu cầu chứng chỉ TOEIC 400 để đủ điều kiện tham gia chương trình (tương đương yêu cầu tốt nghiệp). Khi nộp hồ sơ, mình tự đánh giá bản thân có kỹ năng nghe – nói tốt, nhưng kỹ năng đọc – viết chưa mạnh. Vì vậy, mình đã tự ôn tập các đề thi TOEIC trên mạng và đi thi ngay để kịp thời hạn. Kết quả, mình đạt 475 điểm, vừa qua mức yêu cầu.
Tuy nhiên, theo mình nghĩ điều quan trọng không phải là điểm số mà là khả năng sử dụng tiếng Anh thực tế. Dù bạn đạt điểm cao nhưng không thể giao tiếp, thì việc học tập và sinh hoạt ở nước ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì thế, hãy rèn luyện tiếng Anh ngay từ bây giờ, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp.
Những trải nghiệm khi tham gia chương trình
Lợi ích nhận được
Những khó khăn và cách mình vượt qua
1. Bảo lưu học kỳ
Trước hết, mình muốn làm rõ rằng đây là chương trình trao đổi sinh viên, có nghĩa là chúng mình sẽ đến một đất nước khác để học tập và trải nghiệm trong một học kỳ. Điều này đồng nghĩa với việc phải bảo lưu việc học tại Việt Nam trong một học kỳ, và có thể tốt nghiệp trễ hơn so với các bạn cùng khóa.
Nhưng trong trường hợp của mình, mình có thể nói rằng “trong cái rủi có cái may”. Thời điểm đó, cả đất nước đang trong giai đoạn cách ly vì Covid, mọi hoạt động đều chuyển sang học online. Vì vậy, khi mình sang Đức vào tháng 10 năm 2021, mình cũng đang theo học học kỳ 1 năm cuối ở Việt Nam.
Thay vì bảo lưu, mình quyết định thử thách bản thân bằng cách học song song cả hai chương trình – vừa học online tại Việt Nam, vừa tham gia lớp học trực tiếp tại Đức. Do chênh lệch múi giờ, mình phải dậy vào lúc 1 giờ sáng ở Đức để tham gia lớp học online lúc 7 giờ sáng ở Việt Nam. Sau đó, ban ngày, mình tiếp tục đến trường theo lịch học tại Đức. Cứ như vậy trong 4 tháng liên tục, mình đã hoàn thành trọn vẹn học kỳ 1 tại Việt Nam mà không cần bảo lưu.
Sau khi kết thúc chương trình trao đổi, mình trở về Việt Nam thực tập và tốt nghiệp đúng hạn. Đến bây giờ, nghĩ lại, mình cũng không hiểu sức mạnh nào đã giúp mình có thể làm được điều đó. Nhưng mình tin rằng nếu có quyết tâm, bạn sẽ tìm ra cách!
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |