Doanh nghiệp “chê” chất lượng nhân lực thấp

07:34, 18/05/2019
46824
0

Doanh nghiệp “chê” chất lượng nhân lực thấp

 

Doanh nghip có vn đu tư nưc ngoài ti TP.HCM nói riêng và Vit Nam nói chung cn nhân lc trình đ cao, trong khi cht lưng sau đào to li thp. Điu này nh hưng không nh đến vic thu hút đu tư cũng như thtrưng lao đng.

Ngưi lao đng tìm hiu yêu cu công vic ca doanh nghip ti Ngày hi vic làm Pháp - Vit năm 2018

Doanh nghip chưa hài lòng

Mt kho sát  TP.HCM v s hài lòng ca các doanh nghip vi cht lưng ca sinh viên cho thy, ch có 5% sinh viên đưc đánh giá  mc tt; 15%  mc khá; 30%  mc đ trung bình và 40% không đt.

Tại hội thảo khoa học quốc gia “Tác động của Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đến quan hệ lao động và chất lượng việc làm trong doanh nghiệp FDI Việt Nam hiện nay” do Trường ĐH Lao động - Xã hội cơ sở II tại TP.HCM tổ chức cuối tuần qua, các chuyên gia khẳng định chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. TS. Phạm Ngọc Thành (Giám đốc cơ sở II Trường ĐH Lao động - Xã hội) nhìn nhận: Cuộc CMCN 4.0 đang tiến gần hơn với sự xuất hiện ngày càng rõ rệt của trí tuệ nhân tạo trong hoạt động sản xuất và quản lý, vận hành doanh nghiệp. Tương lai của những cỗ máy “làm không công” đe dọa trực tiếp cơ hội việc làm của nhóm lao động đơn điệu. Yêu cầu của công nghệ trong tương lai đã đặt ra nhiều thách thức nhất định đối với trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Trong khi đó, ThS. Hoàng Thị Biên (Khoa Luật, cơ sở II ĐH Lao động - Xã hội) đánh giá chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Một khảo sát ở TP.HCM về sự hài lòng của các doanh nghiệp với chất lượng của sinh viên cho thấy, chỉ có 5% sinh viên được đánh giá ở mức tốt; 15% ở mức khá; 30% ở mức độ trung bình và 40% không đạt. Nguyên nhân do nội dung chương trình, phương pháp giáo dục còn lạc hậu, chậm đổi mới, chưa gắn đời sống xã hội với lao động nghề nghiệp, chưa phát huy tính sáng tạo và năng lực thực hành của sinh viên. “Cuộc CMCN 4.0 đặt ra những yêu cầu mới về kỹ năng của người lao động. Khi các công ty sử dụng công nghệ mới và phương tiện thông minh vào sản xuất thì yêu cầu về trình độ và kỹ năng của người lao động sẽ cao hơn. Để đáp ứng yêu cầu trong mối quan hệ này, nguồn nhân lực bắt buộc phải có kỹ năng nghề nghiệp trong môi trường làm việc mới của thời đại. Để người lao động có thể thích nghi trong bối cảnh hội nhập khu vực, chương trình giảng dạy trong nhà trường cần tích hợp được các vấn đề toàn cầu để trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng cần thiết. Trong quá trình học nên kết hợp với thực tế, có thể đan xen một số học kỳ lý thuyết và một số học kỳ thực tập tại các doanh nghiệp”, ThS. Hoàng Thị Biên đề xuất.

Hp tác quc tế phát trin nhân lc

Để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ khối doanh nghiệp FDI, ThS. Lê Đức Thọ (Khoa Cơ bản, Trường CĐ Nghề Đà Nẵng) cho rằng Việt Nam phải đặc biệt quan tâm tới việc tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nhân lực. Trong đó ưu tiên xây dựng các cơ sở đào tạo đạt trình độ quốc tế và đào tạo đội ngũ chuyên gia đầu ngành, các nhóm nhân lực trình độ cao trong những ngành trọng điểm của các nước tiên tiến. “Việt Nam có thể học hỏi mô hình và kinh nghiệm đào tạo trình độ nhân lực cao thành công của các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc… Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo, đơn vị sử dụng lao động và nhân lực trình độ cao tham gia giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt là đẩy mạnh ký kết hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam với các nước tiên tiến”, ThS. Lê Đức Thọ gợi ý.

ThS. Vũ Thanh Tùng (Trường ĐH Tài chính Marketing) khẳng định: Theo chỉ số mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai 2018 của Diễn đàn kinh tế thế giới WEF, mức độ sẵn sàng với CMCN 4.0 của Việt Nam khá thấp, chỉ đạt 4,9/10 điểm (xếp thứ 70/100 quốc gia về nguồn nhân lực). Trong đó, chỉ số về cấu trúc sản xuất đạt 4,96/10 điểm, xếp thứ 48/100 quốc gia… Với các chỉ số này, Việt Nam hiện thuộc nhóm các quốc gia chưa sẵn sàng cho cuộc CMCN 4.0.      

Gn kết hot đng đào to vi hot đng sn xut

Theo ThS. Vũ Thanh Tùng (Trường ĐH Tài chính Marketing), so sánh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á về chỉ số nguồn nhân lực, Việt Nam xếp sau Malaysia, Thái Lan, Philippines và chỉ xếp gần tương đương Campuchia. Hiện rất ít công ty có chiến lược nuôi dưỡng nguồn nhân lực và có kế hoạch cho sinh viên vào làm linh hoạt. Các trường cũng chỉ tập trung vào công tác đào tạo chứ chưa quan tâm nhiều đến hợp tác doanh nghiệp. Vì vậy cần tập trung gắn kết hoạt động đào tạo của trường với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thông qua mô hình liên kết.

Nhà nước cần có chính sách, cơ chế tạo ra sự phối hợp chặt chẽ về nguồn nhân lực giữa nhà trường và doanh nghiệp. Đó có thể là các giải pháp gia tăng quyền tự chủ cho nhà trường, chủ động về quy mô đào tạo, hình thức tuyển sinh, xây dựng chương trình đào tạo, thực hiện xã hội hóa giáo dục…

Cũng theo khảo sát này, nguồn nhân lực chưa qua đào tạo của Việt Nam chiếm tỷ lệ khá cao (78,3%), đây là rào cản, hạn chế lớn của nhân lực Việt Nam trong cuộc CMCN 4.0. Nó dẫn đến nhiều hệ lụy lớn khác như năng suất lao động thấp, làm suy giảm năng lực cạnh tranh và giá trị nguồn nhân lực Việt Nam trên thị trường lao động. Lực lượng lao động Việt Nam tuy dồi dào nhưng chủ yếu là lao động tay nghề thấp, trong đó lao động làm các nghề đơn giản chiếm tỷ lệ cao nhất (37%-40%), tỷ lệ lao động làm công việc chuyên môn kỹ thuật cao chỉ dao động khoảng 6%-7%.

Trong khi đó, TS. Khuất Thị Thu Hiền (Khoa Luật, cơ sở II ĐH Lao động - Xã hội) cho biết người lao động cần trang bị nhiều kỹ năng mềm để có việc làm bền vững trong thời kỳ CMCN 4.0. Bởi các nghiên cứu chỉ ra rằng, thành công ở con người chỉ 25% kỹ năng cứng (chuyên môn), còn kỹ năng mềm quyết định 75%.

 

Người viết : Trúc Giang
Danh Mục
Thống kê truy cập
  • Đang trực tuyến
    :  
  • Hôm nay
    :  
  • Hôm qua
    :  
  • Lượt truy cập
    :  
Hotline